Gai cột sống là bệnh lý khá phổ biến mà những người từ 35 đến 40 tuổi trở lên thường hay mắc phải. Đây cũng được coi là bệnh lý khó hỗ trợ điều trị dứt điểm và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay là nguyên nhân nào gây ra bệnh gai cột sống.
Gai cột sống là bệnh lý khá phổ biến mà những người từ 35 đến 40 tuổi trở lên thường hay mắc phải. Đây cũng được coi là bệnh lý khó hỗ trợ điều trị dứt điểm và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay là nguyên nhân nào gây ra bệnh gai cột sống.
Gai cột sống là gì?
Nhiều người thường hay nghĩ rằng “Gai cột sống” là cột sống bị mọc thêm gai. Vậy thực sự thì nó như thế nào.
Cột sống là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Trong đó, cột sống được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý bao gồm:
Đoạn cổ: 7 đốt sống; Đoạn thắt lưng: 5 đốt; Đoạn cùng: 5 đốt và Đoạn cụt: 4 đốt, cột sống tạo thành khung để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau.
Hình ảnh gai đốt sống
Gai cột sống là căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp. Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Những người từ độ tuổi trung niên trở lên nhất là nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống cao hơn so với nữ giới.
Những nguyên nhân gây gai cột sống
Theo các bác sĩ Phòng khám Thoát vị đĩa đệm G11/28 Xuân La có rất nhiều nguyên nhân gây gai cột sống. Tuy nhiên không nằm ngoài 3 nguyên nhân chính sau:
Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.
Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để đối với nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
Gai cột sống gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt
Gai cột sống ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng, tuy nhiên khi các gai chèn ép vào rễ thần kinh sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau tại vị trí mọc gai thường là vùng cổ và lưng. Cơn đau có thể lan xung quanh, gây cảm giác tê bì tay, chân,… Bước sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây đau tê ở cổ lan sang hai tay (gai đốt sống cổ); đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân (gai đốt sống thắt lưng) gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được có biện pháp kịp thời gai cột sống có thể gây tàn phế.
Hiện nay điều trị bệnh gai cột sống gặp nhiều khó khăn. Trong đó, điều trị gai cột sống bằng phương pháp tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng là cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất hiện nay, vì không dùng thuốc, không phẫu thuật mà chủ yếu dùng các tác nhân vật lý như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, kéo giãn cột sống, vận động trị liệu,… dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Originally posted 2017-04-16 08:07:06.