Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống

Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sốngTừ “thoái hóa” thường gợi nhắc đến tuổi già, đặc biệt là khi chúng ta nói “thoái hóa cột sống”. Tuy nhiên, với lối sống gắn với bàn làm việc suốt nhiều giờ, đông cứng trước màn hình máy tính và ít tập thể dục như hiện tại, có thể thoái hóa cột sống xảy ra ngay trong độ tuổi 20.

Từ “thoái hóa” thường gợi nhắc đến tuổi già, đặc biệt là khi chúng ta nói “thoái hóa cột sống”. Tuy nhiên, với lối sống gắn với bàn làm việc suốt nhiều giờ, đông cứng trước màn hình máy tính và ít tập thể dục như hiện tại, có thể thoái hóa cột sống xảy ra ngay trong độ tuổi 20.

Thoái hóa cột sống là kết quả của sự hao mòn cột sống tích lũy trong nhiều năm, từ các hoạt động thường ngày đến hoạt động gắng sức hoặc chấn thương. Thường thì  thoái hóa cột sống trải qua 3 giai đoạn. Đầu tiên là những người trong nhóm tuổi 20 đến 40, bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất là đĩa đệm – cấu trúc giữa hai cơ quan đốt sống liền kề nhau.

Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống

Thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân các bệnh đau lưng thông thường mà nhiều người vẫn hay than phiền. Trong giai đoạn đầu này, cũng có thể xảy ra tình trạng đoạn thoái hóa va chạm vào các rễ thần kinh trong ống tủy sống gây ra các cơn đau rễ thần kinh (đau thần kinh tọa), tỏa xuống đùi và chân. Giai đoạn thứ hai của thoái hóa ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi 40 trở lên. Cùng với đĩa đệm, các khớp mặt cũng dần thoái hóa, kết quả là ống tủy sống trở nên rất hẹp còn các khớp mặt khó đảm nhiệm chức năng của chúng. Giai đoạn thứ ba của thoái hóa ảnh hưởng tới những người trên 60 tuổi. Những cơn đau âm ỉ, rả rích qua một thời gian không để ý đến có thể trầm trọng hơn khiến sức khỏe giảm đi trông thấy. Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến người bệnh cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Dấu hiệu cảnh báo

Cảm giác yếu: xảy ra khi thực sự có áp lực nén lên dây thần kinh gây tổn thương cho các sợi thần kinh. Nếu để nguyên không chữa trị, tình trạng tê liệt có thể xảy ra và kéo dài mãi.

Tê liệt hay nhói như kim châm: Cảm giác tê trong một khoảng thời gian ngắn có thể là dấu hiệu sớm của hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép. Nếu liên tục, có nghĩa là sợi thần kinh đã bị thương tổn và sớm kéo theo hiện tượng yếu cơ.

Mất kiểm soát bàng quang và ruột: Đây là triệu chứng rất nghiêm trọng, lập tức phải nhập viện. Rơi vào tình huống bất ngờ không kiểm soát được nghĩa là rễ và khối dây thần kinh nằm trong cột sống bị chèn ép nặng, nếu không chữa trị, sẽ gây tàn tật vĩnh viễn.

Đau dai dẳng mỗi khi chuyển động cổ: Đau vùng cổ thường kéo dài từ vài ngày đến 1-2 tuần. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn ở mức độ nghiêm trọng và xấu dần đi, đặc biệt là sau khi ngã hay tai nạn, có thể nếp đốt sống cổ gặp bất ổn.

Đau lan xuống cánh tay: Triệu chứng đau kiểu này là do các rễ thần kinh bị đè bẹp (thường là do một đĩa đệm thoát vị). Ban đầu, cảm giác chỉ có thể là đau, nhưng với thời gian, người bệnh có cảm giác nhói như kim châm và tay yếu dần đi.

Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Chưa già cũng có thể thoái hóa cột sống Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

Cẩn trọng không thừa

Với những người có dấu hiệu đau lưng, thoái hóa khớp, hãy để ý xem cơn đau có chiều hướng xấu đi vào cuối ngày, sau một ngày dài làm việc hay không. Thừa cân và lối sống ít vận động sẽ khiến nguy cơ đau tăng nhiều hơn. Một khi cột sống bị thoái hóa, đó là một quá trình không thể đảo ngược được. Chỉ có điều trị và tập luyện đúng cách sẽ làm chậm lại quá trình này, trong đó tập Thái cực quyền, đi xe đạp, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.

Thoái hóa cột sống có thể phòng ngừa được, nguyên tắc hàng đầu là luôn giữ tư thế đúng trong mọi hoạt động, không nên để cột sống cổ, lưng ở tư thế không đổi quá lâu. Cụ thể, với công việc văn phòng phải ngồi nhiều, luôn giữ tư thế thẳng lưng, đầu gối hơi cao hơn háng một chút, khoảng 1-2 tiếng cần làm những động tác thể dục nhẹ nhàng. Người lái xe đường dài sau khoảng hai giờ phải nghỉ ngơi 10-15 phút để tập cho cơ cổ, cơ lưng.

Làm nặng sai tư thế cũng thúc đẩy tiến trình thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm tăng lên, chú ý tránh những động tác quá nhanh và mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Khi nằm ngủ, cần gối đầu với độ dày vừa phải, đảm bảo cho trục của đoạn cột sống cổ ở trên cùng một trục thẳng của cột sống lưng.

Lưu ý, lứa tuổi học sinh cũng có thể mắc bệnh về cột sống nếu không có mẫu bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, thể chất. Và để đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp, đến lứa tuổi ngoài 40 cần tập thể dục đều đặn và cố tránh bị béo phì hoặc bị tiểu đường.

Theo Business Time – Nguồn Anninhthudo.vn

Originally posted 2016-10-11 02:31:07.

Bạn cần tư vấn

Nếu bạn có câu hỏi hãy nhấp chuột chọn Tư vấn trực tuyến để chát với chuyên gia. Bạn có thể gọi theo số 084 354 8686 hoặc hãy điền số điện thoại vào form bên dưới và "Gửi", chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn:

    Cột sống

    Thông thường một liệu trình điều trị bệnh cột sống trong 10 ngày bao gồm 4-6 kỹ thuật điều trị (kéo giãn, châm cứu, điện xung, siêu âm, chườm thuốc, ...), mỗi ngày hết khoảng 250-300k, nếu đóng trước cả đợt 10 ngày sẽ được giảm ngay 10%.

    Ngoài ra hiện tại Phòng khám đang triển khai Chương trình khuyến mại giảm ngay 20% và giảm tới 30% gói 10 lần điều trị cột sống.

    DMCA.com Protection Status