Vận động làm tăng tuần hoàn tại chỗ, kích thích tiết dịch khớp nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp.
Tác dụng của vận động.
– Đối với gân và cơ: vận động làm tăng tính đàn hồi của gân, cơ, phát triển khối lượng cơ, tăng sức cơ, tăng tuần hoàn dinh dưỡng cơ để phòng chống teo cơ cứng khớp. Vận động còn làm tăng thải trừ nhanh các sản phẩm chuyển hóa của cơ sau quá trình vận động thể lực (quan trọng nhất là acid lactic) giúp khắc phục hiện tượng đau mỏi cơ, mỏi mệt thần kinh sau lao động và tập luyện thể thao.
– Đối với xương khớp: vận động làm tăng tuần hoàn tại chỗ, kích thích tiết dịch khớp nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp. Đối với khớp hạn chế vận động chủ động, xoa bóp kết hợp với tập vận động giúp phục hồi chức năng của khớp. Đối với liệt thần kinh – cơ, khớp không được vận động lâu ngày dẫn đến cứng khớp và gây đau đớn, vận động khớp thụ động giúp dự phòng và điều trị cứng.
Tập vận động phục hồi chức năng và điều trị đau tại Điều Trị Đau Clinic |
Các hình thức vận động trị liệu.
Vận động động tác thô.
– Vận động thụ động: Trường hợp người bệnh mất khả năng tự thực hiện động tác, cần phải nhờ lực tác động trợ giúp hoàn toàn. Vận động thụ động cần thiết để duy trì tầm vận động của khớp, chống teo cơ và cứng khớp, dự phòng và điều trị đau do hạn chế vận động.
– Vận động chủ động có trợ giúp: Trường hợp người bệnh có khả năng tự vận động được nhưng còn khó khăn và không hết tầm vận động, cần có sự trợ giúp thêm để thực hiện hết động tác cần thiết. Sự trợ giúp có thể là từ KTV và người nhà, dùng chi lành giúp chi liệt, dùng một số dụng cụ trợ giúp như ròng rọc, con lắc, tập vận động dưới nước để giảm bớt trọng lực của chi thể…
– Vận động chủ động: Khi bệnh nhân đã tự mình thực hiện được động tác, tuy chưa thực chính xác nhưng cần khuyến khích người bệnh tập vận động chủ động lập đi lập lại nhiều lần theo sự hướng dẫn của KTV. Khi tập vận động chi nên tập ở gốc chi trước, cố gắng tập hết tầm vận động khớp.
– Vận động có trở lực (vận động tăng tiến): Khi các động tác vận động chủ động đã khá hơn thì tiến hành tập có trở kháng như nâng vật nặng, kéo ròng rọc có lực nặng, kéo lò xo…
Vận động phối hợp động tác.
Là tập các động tác liên hoàn nhau, bao gồm các bài tập vận động trị liệu ở các mức độ khác nhau, có thể tập tay không hoặc sử dụng các dụng cụ như:
+ Các bài tập thể dục dưỡng sinh…
+ Tập với ròng rọc: giúp cải thiện tầp vận động khớp vai.
+ Thanh song song: để tập đứng, tập đi.
+ Thang gióng thể dục: tập vận động chi trên, chi dưới, cột sống và toàn thân.
+ Xe đạp lực kế: tập vận động chi dưới.
+ Các máy tập đa năng khác.
Tập vận động dưới nước.
– Lợi dụng lực đẩy Archimède làm trọng lượng cơ thể và chi thể giảm đi tạo điều kiện thuận lợi cho tập vận động dễ dàng hơn.
– Lợi dụng sức cản của nước để tạo lực đề kháng trong luyện tập.
Originally posted 2017-01-15 09:24:56.