Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao?

Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao?Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng do đây là nhóm đối tượng làm việc trong những tư thế gò bó kéo dài.

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng do đây là nhóm đối tượng làm việc trong những tư thế gò bó kéo dài.

Vì sao dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống?

Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc bệnh thoái hóa cột sống và đang phải chịu những chi phí điều trị rất tốn kém. Rõ ràng, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình bệnh nhân nói riêng và kinh tế của xã hội nói chung.

Vậy, thoái hóa cột sống là bệnh như thế nào? Theo PGS. TS Nguyễn Văn Thông – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện TƯ Quân đội 108: Thoái hóa cột sống bao gồm cả thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa thân đốt sống. Hay nói cách khác, thoái hóa đĩa đệm nó làm thoái hóa các thành phần kèm theo như mô sụn, thân đốt sống và các cấu trúc xung quanh kế cận như dây chằng, gây cơ, bao khớp…từ đó làm thay đổi cấu trúc sinh cơ học của cột sống gây đau đớn, làm hạn chế khả năng vận động, đi lại cũng như khả năng làm việc.

Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao?

Thoái hóa cột sống có hai loại: thoái hóa sinh lý và thoái hóa bệnh lý. Thoái hóa sinh lý là thoái hóa theo tuổi. Thoái hóa bệnh lý là trên cơ sở thoái hóa sinh lý nhưng chịu tác động nào đó không thuận lợi như mang vác vật nặng hay ngồi trong một tư thế gò bó như thợ may, văn thư đánh máy, cán bộ nghiên cứu, lái xe đường dài hay vận động viện cử tạ…

Trong công việc cũng như sinh hoạt, chúng ta rất dễ để cột sống rơi vào tình trạng bị tì đè gây thoái hóa. Khi cơ thể bị đau là bệnh đã phát ra ngoài vì cơ thể không thể điều chỉnh được nữa. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, bệnh sẽ gây ra đau đớn trường diễn và hậu quả nghiêm trọng như: teo cơ, cứng khớp, đau các rễ dây thần kinh… Vì vậy, với thoái hóa cột sống quan trọng nhất vẫn là phòng tránh.

Để phòng tránh thoái hóa cột sống, chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên: Dù đâng làm bất cứ công việc gì, bạn cũng cần rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ còn trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Riêng nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng, điều quan trọng là biết giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Bên cạnh đó, trong ăn uống, nên lựa chọn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1,B2, Vitamin K, Glycin… để giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa cột sống cũng như thoát vị đĩa đệm.

Nguồn Vtv.vn

Originally posted 2016-10-11 02:31:07.

Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao? Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao? Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao? Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao? Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao? Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống vì sao? Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

Bạn cần tư vấn

Nếu bạn có câu hỏi hãy nhấp chuột chọn Tư vấn trực tuyến để chát với chuyên gia. Bạn có thể gọi theo số 084 354 8686 hoặc hãy điền số điện thoại vào form bên dưới và "Gửi", chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn:

    Cột sống

    Thông thường một liệu trình điều trị bệnh cột sống trong 10 ngày bao gồm 4-6 kỹ thuật điều trị (kéo giãn, châm cứu, điện xung, siêu âm, chườm thuốc, ...), mỗi ngày hết khoảng 250-300k, nếu đóng trước cả đợt 10 ngày sẽ được giảm ngay 10%.

    Ngoài ra hiện tại Phòng khám đang triển khai Chương trình khuyến mại giảm ngay 20% và giảm tới 30% gói 10 lần điều trị cột sống.

    DMCA.com Protection Status