fbpx

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn được gọi là đau thần kinh hông to, được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

1. ĐỊNH NGHĨA

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn được gọi là đau thần kinh hông to, được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Tỷ lệ đau thần tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại cộng đồng miền Bắc Việt nam là là 0,64% (2010).

2. NGUYÊN NHÂN

– Tổn thương rễ thần kinh thường gặp nhất (trên 90%), còn lại tổn thương dây và/hoặc đám rối thần kinh. Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5- S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân do thoái hóa này có thể kết hợp với nhau.

– Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

a) Lâm sàng

– Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: Tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân; tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái (ngón I); tổn thương rễ L5 đau lan tới lòng bàn chân (gan chân) tận hết ở ngón V (ngón út). Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Triệu chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa là quan trọng nhất trong chẩn đoán xác định.

– Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Có thể có triệu chứng yếu cơ (khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân).

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động (đi lại khó khăn, khó cúi), có thể có tư thế giảm đau, co cứng cơ cạnh cột sống.

– Một số nghiệm pháp:

+ Hệ thống điểm đau Valleix (ấn dọc đường đường đi của thần kinh tọa có các điểm đau chói); dấu chuông bấm (ấn ngón cái giữa các mỏm gai L4-L5 hoặc L5-S1 gây đau lan theo rễ thần kinh)

+ Dấu hiệu Lasègue dương tính (bệnh nhân nằm ngửa, người làm nghiệm nâng chân lên cao, duỗi thẳng chân, gây đau dọc dây thần kinh tọa, hạ thấp chân trở lại làm đau giảm hoặc mất).

+ Các dấu hiệu khác có giá trị tương đương dấu hiệu Lasègue: dấu hiệu Chavany (bệnh nhân nằm ngửa như làm nghiệm pháp Lasègue vừa nâng vừa dạng chân sẽ gây đau); dấu hiệu Bonnet (bệnh nhân nằm ngửa, nâng chân và khép đùi từng bên một gây đau).

+ Phản xạ gân xương: Phản xạ gân bánh chè giảm hoặc mất trong tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót giảm hoặc mất trong tổn thương rễ S1.

b) Cận lâm sàng

– Các xét nghiệm về dấu hiệu viêm trong xét nghiệm máu âm tính, các chỉ số sinh hóa thông thường không thay đổi. Tuy nhiên cần chỉ định xét nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý như viêm nhiễm, ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc

– Chụp X quang thường quy cột sống thắt lưng: Ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân. Đa số các trường hợp X quang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Chỉ định chụp X quang thường quy nhằm loại trừ một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống do ung thư…)

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng và có giá trị nhất nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).

– Chụp CT-scan: do hiệu quả chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.

– Điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với các trường hợp giả đau thần kinh tọa

– Đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịt

– Đau khớp háng do viêm, hoại tử, thoái hóa, chấn thương

– Viêm khớp cùng chậu, viêm, áp xe cơ thắt lưng chậu

4. ĐIỀU TRỊ

Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Hội nghiên cứu Đau Quốc tế IASP khuyến cáo, trong điều trị đau trước tiên cần lựa chọn các phương pháp không dùng thuốc vừa đảm bảo tính hiệu quả và tính an toàn cao cho người bệnh. Dùng thuốc giảm đau chống viêm cần chú ý biến chứng đường tiêu hóa, vì thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Chỉ định phẫu thuật chỉ được đặt ra khi điều trị nội khoa không kết quả.

Đáp ứng những khuyến cáo đó, Điều Trị Đau Clinic cũng lấy phương châm điều trị không dùng thuốc là các phương pháp đầu tay trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa cho bệnh nhân. Bao gồm:

1. Kéo giãn cột sống: đau thần kinh tọa có nguyên nhân chủ yêu là bệnh thoát vị đĩa đệm, khối thoát vị chèn vào dây thần kinh gây đau. Kéo giãn cột sống làm giảm áp lực trong đĩa đệm, mở rộng lỗ tiếp hợp làm giảm sự chèn ép lên thần kinh làm cho đau giảm hoặc mất. Đây là phương pháp bảo tồn duy nhất có thể tác động vào căn nguyên gây bệnh, có thể thu nhỏ khối thoát vị, mở rộng lỗ tiếp hợp, giải quyết tận gốc của vấn đề. Ngoài ra, cũng giống như điện xung, kéo gãn tác động lên các cơ co thắt làm giãn cơ một cách cưỡng bức, cắt đứt vòng xoán bệnh lý, tăng hiệu quả giảm đau. Kéo giãn làm giảm áp lực trong đĩa đệm nên làm cho dinh dưỡng được hút vào đĩa đệm nhiều hơn, làm ngăn ngừa quá trình thoái hóa của đĩa đệm.

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Điều trị đau th tọa do thoát vị đĩa đệm bằng Kéo giãn cột sống tại Điều Trị Đau Clinic

2. Điện châm: theo lý luận của YHCT, đau là do kinh lạc bị bít tắc làm khí huyết không lưu thông gây ra (bất thông tắc thống), châm cứu có tác dụng làm thông kinh hoạt lạc nên đau sẽ hết. Còn theo y học hiện đại, châm cứu sẽ tác động vào các điểm nhận cảm thần kinh có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau, đồng thời kích thích vỏ não tiết ra chất giảm đau nội sinh làm cảm giác đau giảm hoặc mất. Theo truyền thống, sau khi châm kim vào huyệt vị, thầy thuốc thường lưu kim đồng thời có thể kết hợp các thủ thuật vê kim, bổ, tả… Ngày nay dưới tiến bộ của y học, người ta thường mắc các điện cực vào kim châm và kích thích huyệt bằng các dòng điện xung tần số thấp cường độ nhỏ để tăng thêm tắc dụng điều trị, gọi là điện châm.

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

GS Nguyễn Tài Thu trong một lần điều trị cho bệnh nhân và trao đổi chuyên môn với các bác sĩ Điều Trị Đau Clinic

3. Chườm nóng bằng túi YHCT: bản thân nhiệt nóng đã có tác dụng ức chế dẫn truyền đau, làm giãn mạch xung huyết tại chỗ, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng, tăng đào thải các chất hóa học gây đau. Kết hợp tác dụng của các thảo dược tăng thông kinh hoạt lạc, điều trị phong thấp hàn làm cho tác dụng điều trị được gia tăng cộng hưởng.

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Điều trị bằng Túi chườm YHCT tại Điều Trị Đau Clinic

4. Điện xung: là những xung điện tần số thấp điều biến được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả giảm đau tối đa do ức chế dẫn truyền đau ở tủy sống, làm cảm giác đau bị chặn lại không dẫn truyền về não được do đó ta không còn thấy đau nữa. Mặt khác, đau làm cho các cơ co thắt, các cơ co thắt lại gây đau thêm – đó là một vòng xoắn bệnh lý; điện xung làm cho các cơ co bóp một cách cưỡng bức dần dần các cơ này giãn ra cắt đứt vòng xoắn bệnh lý, tăng hiệu quả giảm đau.

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Điều trị bằng Điện xung tại Điều Trị Đau Clinic

5. Điện phân thuốc: là dùng dòng điện một chiều đều để đẩy các ion thuốc vào cơ thể. Theo nguyên lý, các dung dịch điện ly khi tan trong nước thì phân ly thành các ion âm và các ion dương, khi có dòng điện thì theo nguyên tắc điện cùng dấu thì đẩy nhau. Cụ thể là: khi cho thuốc vào điện cực âm thì các ion âm sẽ bị đẩy đi và đi vào cơ thể, khi cho thuốc vào điện cực dương thì ion dương bị đẩy vào cơ thể. Do đó, tùy theo ion tác dụng là ion âm hay dương mà ta đưa vào điện cực trái dấu với nó. Các thuốc thường dùng là thuốc chống viêm (Natri salicylat), đã được chứng minh dùng thuốc bằng điện phân dù chỉ một lượng nhỏ ion được đưa vào cơ thể nhưng có tác dụng rất lớn, và chỉ có tác dụng tại chỗ rất ít tác dụng toàn thân nên không gây biến chứng.

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Điều trị bằng Điện phân thuốc tại Điều Trị Đau Clinic

6. Siêu âm điều trị: máy phát ra sóng siêu âm có tác dụng xoa bóp vi thể đối với tổ chức tế bào, làm tổ chức nóng lên, dẫn đến tác dụng điều trị do nhiệt. Đồng thời sóng âm làm tổ chức giãn nở, khi kết hợp với thuốc gel chống viêm (siêu âm dẫn thuốc)làm thuốc ngấm sâu vào tổ chức nâng cao hiệu quả điều trị.

Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Điều trị bằng Siêu âm dẫn thuốc tại Điều Trị Đau Clinic

7. Xoa bóp, bấm huyệt: tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, gây thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, xoa bóp và một số bài tập vận động còn có tác dụng kích thích thần kinh trung ương tiết ra endorphine gây cảm giác dễ chịu, khoan khoái, giảm căng thẳng, điều này cũng cho phép giải thích hiện tượng “nghiện xoa bóp” ở những người được xoa bóp liên tục trong một thời gian dài.

Ngoài ra, Phòng khám còn nhiều phương pháp khác có thể áp dụng cho bệnh nhân khi có chỉ định như: hướng dẫn bài tập phòng ngừa, ion tĩnh điện, Laser chiếu ngoài…

Bản thân mỗi phương pháp điều trị kể trên đã có tác dụng rất lớn trong điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, việc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc sẽ có tác dụng bổ trợ, cộng hưởng làm hiệu quả điều trị được tăng rất cao; bệnh nhân có thể giảm đau thậm chí hết đau ngay lần điều trị đầu tiên và được củng cố thêm trong những lần điều trị tiếp theo trong một liệu trình điều trị khoảng 10-20 lần.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Bạn cần tư vấn

Nếu bạn có câu hỏi hãy nhấp chuột chọn Tư vấn trực tuyến để chát với chuyên gia. Bạn có thể gọi theo số 084 354 8686 hoặc hãy điền số điện thoại vào form bên dưới và "Gửi", chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn:

    Cột sống

    Thông thường một liệu trình điều trị bệnh cột sống trong 10 ngày bao gồm 4-6 kỹ thuật điều trị (kéo giãn, châm cứu, điện xung, siêu âm, chườm thuốc, ...), mỗi ngày hết khoảng 250-300k, nếu đóng trước cả đợt 10 ngày sẽ được giảm ngay 10%.

    Ngoài ra hiện tại Phòng khám đang triển khai Chương trình khuyến mại giảm ngay 20% và giảm tới 30% gói 10 lần điều trị cột sống.

    DMCA.com Protection Status