Thoát vị đĩa đệm hình thành khi vì một lý do nào đó các cấu trúc vòng ngoài xuất hiện “lỗ mọt” hay rách hẳn, mở đường cho nhân nhầy thoát ra chảy vào ống sống hay lỗ tiếp hợp, chèn vào búi thần kinh, gây ra hiện tượng đau thắt lưng dai dẳng. Tùy thuộc mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị gồm
Xin bác sĩ cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm có bao nhiêu cách điều trị? (Hoàng Việt Dũng – Lai Châu)
Đĩa đệm (ĐĐ) là chiếc gối đệm đàn hồi có dạng như một thấu kính lồi chêm vào giữa 2 đốt sống nhằm tạo sự uyển chuyển cho cột sống trong các động tác. ĐĐ có một cấu tạo đặc biệt gồm nhân nhầy, bao quanh là các vòng sợi và dây chằng. Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) hình thành khi vì một lý do nào đó các cấu trúc vòng ngoài xuất hiện “lỗ mọt” hay rách hẳn, mở đường cho nhân nhầy thoát ra chảy vào ống sống hay lỗ tiếp hợp, chèn vào búi thần kinh, gây ra hiện tượng đau thắt lưng dai dẳng. Tùy thuộc mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp điều trị gồm:
Kéo giãn cột sống thắt lưng bằng giường kéo với mục đích làm giảm áp lực đè lên các đốt sống thắt lưng, mở đường cho nhân nhầy quay trở lại vị trí cũ.
Tiêm nội ĐĐ: tác động vào chính ĐĐ với mong muốn thu nhỏ hay tiêu hẳn khối thoát vị để giảm áp lực căng phồng, giải phóng sự chèn ép của nó vào thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này ít dùng vì dễ gây tai biến.
Laser điều trị: làm bốc cháy và bay hơi một phần nhân nhầy.
Phẫu thuật đĩa đệm: có tính triệt để và thường áp dụng sau cùng khi các phương pháp khác thất bại.
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm (Ảnh dieutridau.com)
Cùng với phương pháp này là xông hơi thuốc, áp nhiệt, chiếu tia hồng ngoại, xung điện… nhằm mục đích giãn cơ, giảm đau sẽ giúp các trường hợp đau thắt lưng do TVĐĐ đều đạt kết quả khả quan.
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Originally posted 2016-11-10 03:20:09.